Nhận biết, phòng tránh, cấp cứu khi gặp cây độc, rắn độc...

Chắc chắn trên đường phượt ai cũng ít nhất một lần gặp phải những hiểm hoạ nhưng có lẽ rất ít người biết về các loài cây độc, rắn độc, cá độc, cóc độc, bò cạp độc ... tóm lại là những thứ độc có thể gây chết người. Qua nhiều lần đi Phượt cho thấy có rất nhiều các bạn phượt thủ chưa có được kinh nghiệm, kiến thức và trải nghiệm với các nguy hiểm rình rập khi đi phượt. Hơn nữa trong cùng một giống cây độc, côn trùng độc và động vật nguy hiểm đến tính mạng có nhiều loài và phân loài, nên việc phân biệt giữa các loài rất khó ngay cả với những nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu. Do vậy mình sẽ cố gắng đưa ra các thông tin ngắn và cũng phân tích một phần chi tiết, hình ảnh đính kèm để các bạn tham khảo. Nếu các loài cần tham khảo sâu mình sẽ đẫn đường links đến phần mô tả, hình ảnh chi tiết

Dưới đây là một bài viết dài chia ra các phần như sau:

1. Thực vật nguy hiểm - từ thấp đến cao (Cực độc - độc - nguy hiểm)
2. Côn trùng nguy hiểm - nt (các loài Sâu bướm, Bò cạp, nhện, ong ...)
3. Đồng vật nguy hiểm - nt (các loài cá, ếch nhái, rắn, thú ....)
4. Các kinh nghiệm leo đèo vượt suối, đi lạc trong rừng, tránh các loài thú dữ và sinh tồn nơi hoang dã ....

Hy vọng với nhiều năm nghiên cứu khoa học và đi gần như hầu khắp các cánh rừng, các Vườn quốc gia ở Việt Nam và nếm trải rất nhiều những gian nan, nguy hiểm và đã học hỏi được phần lớn kinh nghiệm của nhiều vùng đồng bào dân tộc. Hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích một phần nhỏ cho mọi người.

TRÚC ĐÀO - Nerium oleander - Sát thủ thầm lặng

Loài này được trồng phổ biến ở nước ta ở nhiều nơi như công viên, đường phố, một số người còn đem về nhà trồng làm cây cảnh vì có hoa đẹp và là một loài thực vật nhập nội (không phải của Việt Nam). Trúc đào đúng là một loài sát thủ thầm lặng. Hiện nay ở nước ta có 2 chủng (Trúc đào hoa cánh đơn và Trúc đào hoa cánh kép)

ĐỘC TÍNH


Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong (Goetz 1998). Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicozit tim mạch (Goetz 1998). Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Người ta cũng cho rằng trúc đào còn có thể chứa nhiều hợp chất chưa rõ hay chưa được nghiên cứu khác và chúng có các tác động còn nguy hiểm hơn (Inchem, 2005). Vỏ cây trúc đào chứa rosagenin, có các tác động tương tự như strychnin. Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Người ta cho rằng chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em. Theo Toxic Exposure Surveillance System (TESS) năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc tại Hoa Kỳ có liên quan tới trúc đào (Watson 2003). Ở nhiều động vật, khoảng 0,5 mg/kg thể trọng đã gây tử vong (Inchem 2005). Tất cả các động vật đều có thể chịu các phản ứng có hại hay tử vong từ loài cây này. Người ta cũng biết rằng trúc đào còn lưu giữ các chất độc ngay cả khi đã khô đi. Các bộ phận khô của loài cây này vẫn là rất nguy hiểm cho các động vật như cừu, ngựa, bò và các động vật gặm cỏ khác, với chỉ 100 g lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trưởng thành (Knight 1999)

Sau khi chất độc vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng: Nôn mửa dữ dội, sau đó người mệt lả không muốn nói năng cử động gì, có khi nhức đầu, chóng mặt đau bụng. Ngộ độc nặng hơn thì có thể trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim. Ngộ độc quá nặng sẽ dần dần thiếu ôxy lên não. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Trong mọi trường hợp nếu ăn phải trúc đào thì phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay. Kích thích gây nôn và rửa ruột là các biẹn pháp bảo vệ cần thiết để giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc.

Lưu ý, chất độc của cây trúc đào không bị phá hủy khi đun sôi hoặc qua quá trình phơi khô sấy. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước.




0 nhận xét

Đăng nhận xét