Hiển thị các bài đăng có nhãn Phượt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phượt. Hiển thị tất cả bài đăng

Honda CBF 125 - Xe côn tay cho "dân phượt"

Một mẫu xe côn tay tiêu thụ 2,5 lít xăng cho 100 km như Honda CBF 125 hẳn sẽ làm những "phượt thủ" vừa ý.

Thiết kế: Tăng thoải mái cho chặng đường xa

Bề ngoài, Honda CBF 125 có nhiều nét tương đồng với Fortuner. Cũng chẳng có gì lạ vì Honda CBF 125 chính là một phiên bản cải tiến từ Fortune 125. Gần như giữ lại phần khung, động cơ, giảm xóc trước/sau và hệ thống phanh của Fortune, Honda CBF 125 cũng cho người dùng 2 lựa chọn với phiên bản đèn tròn hoặc vuông.


Honda CBF125 là thế hệ sau của Fortuner với một số cải tiến về hình dáng.

Read More...

Những cung đường rùng rợn nhất thế giới

Đó là những con đường được làm ở những địa điểm cheo leo và nguy hiểm nhất thế giới, chạy dọc qua những đỉnh núi cao nhất, chênh vênh bên bờ vực thẳm hay thậm chí được đào xuyên qua khối đá khổng lồ. Để vượt qua được những con đường này đòi hỏi lái xe phải tập trung cao độ và phải đủ bản lĩnh để đối phó với nhiều tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”.

1. Stelvio Pass – con đường chạy dọc theo dãy núi Alps

Read More...

Những cung đường nguy hiểm nhất thế giới

Những con đường trên vách đá cheo leo hoặc những nơi gió thổi phần phật hay thấm đẫm bùn lầy chắc chắn sẽ thử thách tài năng của những người lái xe lâu năm nhất.


Đúng như tên gọi của mình, đường đèo Thông Thiên là con đường ngoằn ngoèo, quanh co, dẫn lên đỉnh núi, ở khu du lịch Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Con đường dài hơn 10 km, ở độ cao từ 200 m đến 1.200 m so với mực nước biển, với 99 khúc cua gấp. Việc xây dựng con đường hoàn tất sau 8 năm, chi phí lên đến 16,2 triệu USD và được gọi là "đường cao tốc tuyệt vời nhất Trung Quốc".

Read More...

Người đẹp đi phượt với M1nsk màu hồng

Chiếc xe do một chàng trai người Áo độ lại để gây ấn tượng với cô bạn gái người Belarus. Họ đã cùng nhau có những chuyến đi đáng nhớ.


Minsk C4 250 nguyên bản của cô gái người Belarus có màu đỏ-đen.







Xe sau khi độ. Minsk C4 250 sử dụng động cơ 4 thì xi-lanh đơn dung tích 250 phân khối làm mát bằng gió với công suất 19 mã lực tại vòng tua 8.000 vòng/phút. Hộp số 5 cấp. Tốc độ tối da 110 km/h. Xe trang bị vành 17 inch với lốp trước 110/70 và lốp sau 140/70. Phanh đĩa cho cả bánh trước và bánh sau.



Cô gái người Belarus và chiếc Minsk độ do bạn trai người Áo thực hiện.

Xe có chiều dài 2.120 mm, rộng 800 mm và cao 1.070 mm. Trọng lượng khi chưa đổ xăng 155 kg. Bình xăng dung tích 16,5 lít.







Hành trình qua Ba Lan, nước láng giềng của Belarus.

Minsk hồng và cây cầu màu hồng.

Bên bức tượng của Igor Mitoraj ở Krakow, Ba Lan.

Rời khỏi Krakow.



Một người bạn màu hồng gặp trên đường đi.


Mỹ Anh
Ảnh: Bikepost

Read More...

Khám phá châu Á bằng xe gắn máy.

Nhằm tôn vinh sự gắn kết giữa tay lái và xe mô tô, chương trình du lịch khám phá các quốc gia châu Á đã được thực hiện với tên gọi Freedom Riders Asia.

Tập đầu tiên của chương trình đã chính thức công chiếu tại Kuala Lumpur vào ngày 15/5 vừa qua, do thương hiệu dầu nhớt bôi trơn toàn cầu thương hiệu dầu nhờn thế giới Shell Advance Nhớt Xe Gắn Máy Cao Cấp tổ chức.

Chuyến hành trình được thực hiện bởi Charley Boorman cùng người bạn đồng hành đặc biệt – duy nhất 1 chiếc xe máy cùng ông rong ruổi qua 6 quốc gia châu Á: Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Ý tưởng độc đáo của cuộc hành trình đến từ FOX One Stop Media, đồng thời là nhà sản xuất chương trình, kết hợp với thương hiệu dầu nhớt bôi trơn toàn cầu Shell Advance Nhớt Xe Gắn Máy Cao Cấp mong muốn mang đến cho khán giả những cách nhìn nhận mới về cảnh quan, đời sống các nước thông qua góc nhìn cũng những người đam mê xe mô tô. Từ hoạt động hái lá chè trên đồi tại Ấn Độ, đến lướt ván trên những ngọn sóng huyền thoại tại những bãi biển cát đen của Bali, Charley cùng cộng đồng các tay lái tại địa phương với những tính cách đặc biệt giới thiệu những đặc điểm nổi bật và đời sống của mỗi thành phố. Trong mỗi tập, Charley sẽ hòa nhập vào nền văn hóa xe mô tô độc đáo tại mỗi quốc gia với những điều bất ngờ thú vị.

Chia sẻ về chuyến đi đầy thách thức này, Kar-Tai Koh, Giám đốc thương hiệu toàn cầu Shell Advance, cho biết: “Sau sáu tháng làm việc vất vả và những nỗ lực hợp tác, tôi rất tự hào về kết quả đạt được của Freedom Riders Asia. Chúng tôi thực sự muốn chương trình thể hiện được sự tôn vinh và kết nối các tay lái toàn châu Á; và có ai ngoài Charley Boorman có thể giúp chúng tôi làm được điều này? Đây là một phần nỗ lực của Shell Advance nhằm mang lại cho những tay lái các trải nghiệm về sự tự do và tận hưởng trên những chuyến đi gắn liền với đời sống hằng ngày. Nhân đây tôi cũng muốn gửi lời cám ơn đến FOX vì cơ hội làm việc tuyệt vời này, các vị khách mời địa phương và các đối tác có liên quan đến chương trình.”

Trong tập 1 phát sóng vào Chủ Nhật ngày 19/5/2013 trên kênh truyền hình STAR SPORTS vào lúc 20:00 (Giờ Việt Nam), Malaysia là điểm đến đầu tiên trong hành trình. Khán giả sẽ thấy Charley khám phá vai trò quan trọng của xe mô tô trong cuộc sống của người dân và chấp nhận lời thách thức của những tay đua nổi tiếng tại địa phương cũng những màn tranh đấu để bảo vệ danh tiếng của mình. Charley Boorman chia sẻ: “Điều tôi yêu nhất về trải nghiệm Freedom Riders Asia là cơ hội gặp gỡ những tay lái địa phương vĩ đại và đồng hành với những người đam mê tại những nơi hoàn toàn xa lạ. Đây thực sự là một chuyến đi phượt để đời mà tôi không bao giờ quên được. Tập đầu tiên có nội dung rất hấp dẫn cũng như những tập tiếp theo, và tôi hi vọng rằng khán giả châu Á sẽ tiếp tục theo dõi đến hết chương trình để trải nghiệm về châu Á cùng tôi!”

Nhân dịp tay đua Charley đến ghi hình cho tập phim thực hiện tại Việt Nam, chương trình Freedom Riders Asia đã được giới thiệu trong buổi họp báo do nhãn hàng Shell Advance tổ chức vào ngày 9/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong chương trình này, cộng đồng người hâm mộ mô tô đã có cuộc trò chuyện thú vị với Charley và hai khách mời đặc biệt Nicky Hayden – Tay đua MotoGP của Đội Ducati và tay đua người Việt nổi tiếng một thời Mã Kim So.


Đại diện FOX One Stop Media, Ông Kar-Tai Koh - Giám đốc thương hiệu toàn cầu Shell Advance và Charley Boorman tại buổi giới thiệu tập đầu tiên chương trình Freedom Riders Asia (Từ trái sang phải)



Charley Boorman trên chiếc xe máy bán bánh mì đặc trưng của Malaysia


Ông Kar-Tai Koh - Giám đốc thương hiệu toàn cầu Shell Advance, tay lái địa phương Maznah Zulkifli, Charley Boorman và đại diện FOX One Stop Media và tại Kuala Lumpur (Từ trái sang phải)

(Nguồn: Shell Advance)

Read More...

Những mẫu xe dành cho 'phượt tử' Việt

Không chỉ đủ sức mạnh để chiến thắng đường sá nhiều địa hình ở Việt Nam, những chiếc xe này cũng thực sự phù hợp với túi tiền số đông.

Không gì lý tưởng bằng một chiếc phân khối lớn rong ruổi khắp các miền đất nước. Đường dài có touring, đường địa hình có enduro, hay những adventure đa dụng. Nhưng số người có thể sở hữu những cỗ máy mạnh mẽ đó không nhiều, bởi cần có "máu" đam mê cộng với tiềm lực tài chính vững để có thể chi trả tới vài trăm triệu hoặc tới tiền tỷ. Thay vào đó một chiếc xe nhỏ nhắn nhưng "bé hạt tiêu" là có thể thỏa mãn niềm đam mê khám pha của mỗi người.

Động cơ chỉ 150 phân khối trở lại, mức giá vài chục triệu, dễ tìm kiếm là điểm chung của những mẫu xe được nhiều người lựa chọn. Minsk, Honda Win 100, "cào cào", nakedbike hạng thấp, Honda 67 hay những chiếc xe dòng underbone côn tay.

Minsk


Người chơi xe Minsk thường tập hợp thành các hội, nhóm để giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm. Ảnh: Đỗ Mười.

Xuất hiện ở Việt Nam cuối những năm 1960, đầu 1970, Minsk được biết đến nhiều ở khu vực vùng núi phía Bắc, bởi phù hợp với địa hình đèo núi quanh co, nhiều dốc. Có hai loại chính được biết đến là Minsk dân dụng, gọi là Minsk "lùn", và Minsk thể thao, hay Minsk "cao". Dáng ngồi thằng, động cơ 2 thì 125 phân khối mạnh mẽ, phù hợp không chỉ với chở người mà còn chở hàng, cũng vì thế mà Minsk bị gán với cái tên không mấy mỹ miều "xe chở lợn".

Ngày nay rất nhiều người mê loại xe "xăng pha nhớt" này. Không chỉ những người có tuổi, đã sống cùng Minsk nhiều năm, mà cả người trẻ, thế hệ 8x, 9x cũng mê mẩn với cỗ máy "đỏng đảnh" này. Những người chơi xe nói, yêu xe có khi còn hơn cả vợ hay người yêu, bởi lẽ phải thực sự có tình yêu to lớn lắm mới có thể sống cùng một "cô bé" đỏng đảnh, rất hay hỏng vặt như Minsk.

Honda Win 100

Honda Win 100 đời 94-95.


Honda Win 100 là mẫu xe hiện nay còn phổ biến rất nhiều trên vùng núi phía Bắc, trong đó có cả một lượng lớn những chiếc xe Trung Quốc, hình thức giống hệt nhưng chất lượng thì không bằng. Honda Win được sản xuất ở Indonesia vào năm 1986, phiên bản đầu tiên màu đỏ, sau này xuất hiện nhiều phiên bản khác, mà phổ biến là màu đen tem xanh.

Dáng ngồi thẳng, yên liền, giá đèo hàng dài ra phia sau, côn tay là những yêu tố mà dân "phượt" thích thú ở Honda Win. Với mẫu xe này, bạn có thể thách thức mọi cung đường, máy khỏe kết hợp cùng côn tay đúng cách, xe sẽ băng băng những con dốc 10% mà các xe số cùng phân khúc khác phải ì ạch.

"Cào cào"

Yamaha Tricker 250 nhỏ bé khá ấn tượng. Ảnh: objectif-moto.


Dòng xe này được thực sự yêu thích bởi những tay lái mê chinh phục những con đường lầy lội, không bằng phẳng hay thậm chí băng rừng khi chưa có đường, đi đến đâu, "cào cào" mở đường đến đó. Cào cào là cái tên dùng chung cho những loại xe off-road với đặc điểm nhỏ gọn, thụt trước rất dài, độ đàn hồi tốt, khoảng cách từ bánh xe đến chắn bùn khá lớn, bánh xe có nhiều răng cưa.

Nhiều loại cào cào hiện nay được mua lại với giá khoảng 30-40 triệu đồng với tình trạng tốt như Yamaha Serow, Tricker, Honda XR 125, 250 phân khối. Nổi tiếng nhất trong làng xe thế giới với các chú "cào cào" là hãng xe Áo KTM. Tuy nhiên mức giá để sở hữu những chiến binh off-road nhập khẩu này cũng không hề dễ chịu.

Nakedbike hạng thấp

Yamaha FZ16, nakedbike hạng thấp khá được ưa chuộng. Ảnh: Đức Huy


Nếu những chiếc nakedbike phân khối lớn có giá vài chục nghìn USD thì để sở hữu một chiếc môtô hạng thấp cùng loại chỉ mất vài chục triệu cho một chiếc xe cũ, và gần 100 triệu cho chiếc mới tinh, con số vẫn có thể chi trả với nhiều người.

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều chiếc nakedbike hạng thấp khá đắt khách như Honda CB150, Yamaha FZ16, Suzuki EN-150A. Với đặc điểm có dáng ngồi thoải mái, côn tay, nhẹ nhàng, và thiết kế thời thượng, những chiếc xe này rất được lòng những người trẻ.

Nếu không đủ đam mê với những chiếc xe côn tay, không thích thao tác phức tạp khi chuyển số, người chơi vẫn có thể sở hữu những chiếc xe số côn tự động khỏe khoắn làm bạn đồng hành. Honda Dream nhập Thái đến nay vẫn khá "hot" bởi bền, khỏe và kiểu dáng không lỗi mốt. Yamaha Exciter bản côn tự động cũng là một lựa chọn với những người thích đơn giản nhưng vẫn bốc trên những cung đường cần chinh phục.

Đức Huy

Read More...

Nhận biết, phòng tránh, cấp cứu khi gặp cây độc, rắn độc...

Chắc chắn trên đường phượt ai cũng ít nhất một lần gặp phải những hiểm hoạ nhưng có lẽ rất ít người biết về các loài cây độc, rắn độc, cá độc, cóc độc, bò cạp độc ... tóm lại là những thứ độc có thể gây chết người. Qua nhiều lần đi Phượt cho thấy có rất nhiều các bạn phượt thủ chưa có được kinh nghiệm, kiến thức và trải nghiệm với các nguy hiểm rình rập khi đi phượt. Hơn nữa trong cùng một giống cây độc, côn trùng độc và động vật nguy hiểm đến tính mạng có nhiều loài và phân loài, nên việc phân biệt giữa các loài rất khó ngay cả với những nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu. Do vậy mình sẽ cố gắng đưa ra các thông tin ngắn và cũng phân tích một phần chi tiết, hình ảnh đính kèm để các bạn tham khảo. Nếu các loài cần tham khảo sâu mình sẽ đẫn đường links đến phần mô tả, hình ảnh chi tiết

Dưới đây là một bài viết dài chia ra các phần như sau:

1. Thực vật nguy hiểm - từ thấp đến cao (Cực độc - độc - nguy hiểm)
2. Côn trùng nguy hiểm - nt (các loài Sâu bướm, Bò cạp, nhện, ong ...)
3. Đồng vật nguy hiểm - nt (các loài cá, ếch nhái, rắn, thú ....)
4. Các kinh nghiệm leo đèo vượt suối, đi lạc trong rừng, tránh các loài thú dữ và sinh tồn nơi hoang dã ....

Hy vọng với nhiều năm nghiên cứu khoa học và đi gần như hầu khắp các cánh rừng, các Vườn quốc gia ở Việt Nam và nếm trải rất nhiều những gian nan, nguy hiểm và đã học hỏi được phần lớn kinh nghiệm của nhiều vùng đồng bào dân tộc. Hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích một phần nhỏ cho mọi người.

TRÚC ĐÀO - Nerium oleander - Sát thủ thầm lặng

Loài này được trồng phổ biến ở nước ta ở nhiều nơi như công viên, đường phố, một số người còn đem về nhà trồng làm cây cảnh vì có hoa đẹp và là một loài thực vật nhập nội (không phải của Việt Nam). Trúc đào đúng là một loài sát thủ thầm lặng. Hiện nay ở nước ta có 2 chủng (Trúc đào hoa cánh đơn và Trúc đào hoa cánh kép)

ĐỘC TÍNH


Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong (Goetz 1998). Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicozit tim mạch (Goetz 1998). Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Người ta cũng cho rằng trúc đào còn có thể chứa nhiều hợp chất chưa rõ hay chưa được nghiên cứu khác và chúng có các tác động còn nguy hiểm hơn (Inchem, 2005). Vỏ cây trúc đào chứa rosagenin, có các tác động tương tự như strychnin. Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Người ta cho rằng chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em. Theo Toxic Exposure Surveillance System (TESS) năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc tại Hoa Kỳ có liên quan tới trúc đào (Watson 2003). Ở nhiều động vật, khoảng 0,5 mg/kg thể trọng đã gây tử vong (Inchem 2005). Tất cả các động vật đều có thể chịu các phản ứng có hại hay tử vong từ loài cây này. Người ta cũng biết rằng trúc đào còn lưu giữ các chất độc ngay cả khi đã khô đi. Các bộ phận khô của loài cây này vẫn là rất nguy hiểm cho các động vật như cừu, ngựa, bò và các động vật gặm cỏ khác, với chỉ 100 g lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trưởng thành (Knight 1999)

Sau khi chất độc vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng: Nôn mửa dữ dội, sau đó người mệt lả không muốn nói năng cử động gì, có khi nhức đầu, chóng mặt đau bụng. Ngộ độc nặng hơn thì có thể trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim. Ngộ độc quá nặng sẽ dần dần thiếu ôxy lên não. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Trong mọi trường hợp nếu ăn phải trúc đào thì phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay. Kích thích gây nôn và rửa ruột là các biẹn pháp bảo vệ cần thiết để giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc.

Lưu ý, chất độc của cây trúc đào không bị phá hủy khi đun sôi hoặc qua quá trình phơi khô sấy. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước.




Read More...

Những kí hiệu, thuật ngữ, thông số của đồ nghề phượt

Chào cả nhà! Tôi mở topic này mong các bạn đóng góp những thuật ngữ về chất liệu, tính năng, thông số kĩ thuật hay kí hiệu...được in trên đồ nghề anh chị em hay dùng để bổ sung nhiều thông tin khi lựa chọn đồ nghề cho mình!

Tôi xin mở màn với mấy cái thông dụng này trước:
GORE-TEX

Là một chất liệu làm từ polytetrafluoroethylene (viết tắt là PTFE)có thể sử dụng để sản xuất giầy, quần áo, găng tay, đồ may mặc. Sự tuyệt vời của chất liệu này là nó hoàn toàn chống được sự xâm nhập từ bên ngoài của nước và gió mà vẫn thông thoáng (Waterproof, windproof and breathable). Bí mật nằm ở kết cấu màng tổng hợp của chất liệu Gore-tex, trong 1 inch vuông màng Gore-tex có khoảng 9 triệu lỗ nhỏ li ti có kích thước nhỏ hơn 20,000 lần so với một giọt nước nhưng lại lớn hơn một phân tử hơi ẩm 700 lần. Vì vậy, nước ở dạng lỏng không thể xâm nhập qua màng Gore-tex nhưng hơi ẩm khi bị toát mồ hôi từ bên trong lại dễ dàng bốc hơi. Nhà sản xuất cũng sử dụng một chất chống dầu (oleophobic or oil-hating) trong màng Gore-tex để ngăn chặn sự xâm nhập của dầu bôi cơ thể hay chất chống côn trùng có thể ảnh hưởng đến lớp màng. Một ưu điểm nữa của Gore-tex là duy trì được độ bền sau nhiều lần giặt.

Khi bạn mua những sản phẩm làm từ chất liệu Gore-tex hãy nhớ kiểm tra những đường chỉ may bắt buộc phải được dán bằng băng dán chống nước rò rỉ qua đường chỉ may.

UPF


UPF là viết tắt của UV protection Factor – Trong công nghiệp sản xuất quần áo có sử dụng công nghệ này, khi dùng những sản phẩm quần áo có sử dụng công nghệ này người dùng được bảo vệ giảm tác hại của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, bảo vệ da không bị lão hóa và ung thư da.

COOLMAX - Sợi công nghệ


Được sử dụng rất nhiều trên các sản phẩm may mặc, bạn có thể nhìn thấy những COOLMAX® EVERYDAY fabric, COOLMAX® ACTIVE fabric, COOLMAX® EXTREME performance fabric , COOLMAX freshFX® fabric, COOLMAX® UPF fabric, COOLMAX® XtraLife fabric for legwear, COOLMAX® fabric for Wool, COOLMAX® EcoMade...

Loại sợi này có tính năng thoát ẩm rất nhanh, nếu kết hợp với sợi polyester sẽ tạo sự thông thoáng cho người dùng tốt hơn sợi tự nhiên như cotton. Vì tính năng này nên những sản phẩm hàng may mặc Coolmax rất thích hợp với những người ưa hoạt động ngoài trời hay du lich, đặc biệt là du lịch mạo hiểm, leo núi, đạp xe, chèo thuyền...

Read More...

Những cung đường lúa

Nơi ấy, chìm ngập trong những biển lúa vàng rộm mênh mang trên lưng núi. Những con đường đất duyên dáng uốn mình vắt ngang cánh đồng.

Những cung đường lúa:
- Tú Lệ - Mù Căng Chải (Yên Bái). Dọc theo QL 32 sẽ đi qua rất nhiều địa điểm như Tú Lệ, Cao Phạ, Khau Phạ, La Pán Tần, Chế Cù Nha, Dế Su Phình, Hồ Bốn...( Lúa chín tháng 9, đầu 10).

- Hoàng Su Phì (Hà Giang) là nơi gieo lúa vụ đông muộn nhất ở phía Bắc (tháng 10).

- Sapa - Mường Hum - Ý Tý - Alù - Amúsung ( Lào Cai ) ( tháng 9).

- Pù Luông (Thanh Hóa): Đi qua Mai Châu rồi theo đường 15C xuyên qua vùng núi đá vôi Pù Luông về Thanh Hóa (tháng 5, 6).

- Ngoài ra còn có Đồng Văn, Phố Cáo (Hà Giang),Than Uyên, Sìn Hồ ( Lai Châu), Bắc Sơn (Lạng Sơn), Mường Lát (Điện Biên)…

Và một vài hình ảnh:

Ruộng bậc thang tại vùng núi Hoàng Su Phì, Hà Giang.



Tại Mù Căng Chải, Yên Bái.



Lúa và mây tại Ý Tý.


Lúa tại Bắc Hà.



Biên tập bởi Reporter, 10/9/2012
Ghi rõ nguồn Phuot.vn và tên tác giả khi phát hành lại thông tin này.

Read More...

Cách cột đồ khi phượt bằng xe máy

Khi đi phượt hành trang không thể thiếu là chiếc ba lô và máy ảnh. Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu với các bạn cách cột đồ khi đi phượt bằng xe máy, để cho những chuyến đi của chúng là luôn chất lượng, an toàn, và có nhiều ảnh đẹp!

Phần 1: Cách cột đồ


- Tripod : cái bao tripod được gắn bên hông và quàng dây sao cho chắc chắn.


- Các bạn chú ý khoá mở tripod hướng về phía đuôi xe để khi đóng yên lại và gác balô lên thì nó được rút 1 cách cực nhanh để bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu.


- Phần cột balô : sợi dây ràng này chỉ tốn có 10k và bạn thắt nó như thế này.

Nếu balô nhỏ mà dư dây thì thắt thêm 1 nút đầu để cho dây ngắn lại nhưng khi mua đừng mua dây ngắn vưà đủ nhé :

- Quàng 2 dây lên phía trước theo góc chéo 45 độ sao cho thật đều để trọng tâm cân bằng, mặt phẳng tiếp xúc dây với balô càng rộng thì càng khó bị nghiêng balô dẫn tới rớt xuống đường.


- Khi dây kéo căng luôn nhớ rằng phải xoay người tránh bị tuột dây văng vào mắt nhé!


- Nếu phải chở thêm người hoặc bạn ko muốn mở dây khi đổ xăng thì nối 2 cây đằng sau như thế này, tuy hơi xấu nhưng người ngồi sau sẽ rất dễ chiụ vì chổ rộng và có tưạ lưng!


- Mua 1 bịch nilông loại lớn 20kg để bọc balô dù trời mưa hay nắng thì áo quần cuả bạn sẽ luôn khô ráo và sạch sẽ không bị bụi bẩn.


- Cái móc sắt loại chắc 1 chút để móc giỏ máy an toàn không bị rớt hoặc cướp giật hoặc rơi rớt!

Thật là đơn giản, phải không các bạn!

Kỳ sau: Các đồ nghề cần thiết cho một chuyến săn ảnh

Tác giả: Artuan

Read More...

Chuẩn bị cho một chuyến phượt săn ảnh

Ba lô và chiếc máy ảnh là hai người bạn thân thiết của dân phượt. Trong bài trước anh Artuan đã chia sẻ cách cột đồ khi đi phượt bằng xe máy. Trong bài viết này sẽ là những kinh nghiệm chuẩn bị "đồ nghề" cho một chuyến phượt săn ảnh.

Việc trước tiên khi bắt đầu một chuyến phượt săn ảnh là xác định địa điểm chụp những nơi lần đầu đến, hãy tham khảo từ internet, bản đồ, Google map... Nhưng tốt nhất vẫn là một chuyến đi tiền trạm, bạn sẽ biết chính xác mình sẽ chụp gì và cần phải chuẩn bị những gì.

Khi chạy xe qua đèo, các góc cua, cánh đồng rộng lớn, ao hồ ....phong cảnh quá đẹp vào lúc giữa trưa thì rất khó mà chụp cho đẹp được, dân nhiếp ảnh chuyên nghiệp họ sẽ quay lại và chiều hôm đó đợi hoàng hôn hoặc sáng hôm sau để đón bình minh bằng một dụng cụ không thể thiếu đó là cái la bàn vì nếu không có nó chỉ cần quẹo một khúc cua trên đèo là bạn có thể loạn hướng khi trời đứng bóng trưa hoặc mù sương.


La bàn: một dụng cụ không thể thiếu trong những chuyến phượt, săn ảnh

Một cái ba lô chuyên dụng để đựng máy ảnh là cần thiết, nó có thể đựng được nhiều thứ linh tinh, rất an toàn cho thiết bị nhưng đôi khi nó cũng mang đến nhiều phiền toái:

- Khi muốn thay ống kính bạn phải lấy balô xuống và hàng loạt thao tác để thay rồi lại đeo lên người, quên thao tác cuối coi như bạn nói lời tạm biệt với những thiết bị thân yêu.

- Khi chạy xe nó sẽ cấn người ngồi sau, lấy máy ra cũng là 1 cực hình ( nên nhớ bạn có cả một chuyến đi chỉ để liên tục làm đi làm lại chỉ 1 việc này rất nhiều ) rất dễ nản và mất thời gian để chớp thời cơ. Khoảnh khắc không chờ đợi bạn.

- Khi mệt mỏi , cấn chỗ người ngồi sau bạn không đeo balô mà treo lên phía trước xe.... chỉ cần xuống xe vô tạp hóa mua gói thuốc mà quên mang theo balô coi như toi (xã hội giờ 1 mét vuông chục thằng ăn trộm). Tôi có một anh bạn đã mất hết bộ đồ nghề cũng do 1 trong những ngyên nhân trên.

Rút kinh nghiệm cho bản thân tôi phải tìm mua các túi đựng sao cho trong mọi trường hợp dù quên hay mệt thì đồ nghề phải dính trong người coi như vật bất ly thân. Cái đai đeo này và các lon đựng len đều phải mua rời cho từng loại ống kính mà bạn có, tất cả từ len đến body luôn nằm trên băng đeo này và nó có dây chạc ba để chống mỏi cũng như bỏ các dụng cụ linh tinh như card, điện thoại, khăn lau len ...


Loại này có thể chống nước, bụi

Tháo lắp len rất nhanh và tiện lợi


Trong những chuyến đi trekking leo núi, băng rừng lội suối thì hai tay tôi phải luôn thoải mái để bám, chặt cây phát hoang, lấy thăng bằng và nhất là lấy thiết bị ra chụp rất nhanh và ít thao tác hơn balô rất nhiều, còn khi ngồi trên xe cái băng nó giữ cái lưng được thẳng trong suốt chuyền đi dài ngày

Hình ảnh chi tiết cuả bộ dây đeo 

Đây là tất cả những thứ tôi mang theo để phục vụ việc chụp ảnh : đèn pin, sạc các loại, card và đầu đọc card, laptop mini, giấy lau len, bóng thổi bụi, dây đeo máy (rời), dây bấm mềm, filter Polar , ND gradient filter. Riêng cái ND gradient filter là thứ tôi khuyên dùng trong những chuyến phượt săn ảnh vì bạn có thể phải chụp trong điều kiện chênh sáng cao thường xuyên, có thể chia sẻ ảnh ngay với bạn bè mà không cần phải dùng PS.



Và cuối cùng đây là vật bất ly thân thứ hai cuả riêng tôi khi lượn lờ trên các cung đường: cafe, phin chế cafe và bình giữ nhiệt.


Hãy ngưng chụp trước cảnh đẹp, ngồi cùng nhau ngắm và hưởng thụ thiên nhên cùng bè bạn bên ly cafe nóng hổi bên đường để trải nghiệm sâu sắc hơn về chuyến đi cuả bạn chứ không chỉ là những tấm ảnh hoàn hảo bởi "cái đẹp là cái đã qua "!



Tác giả: Artuan

Read More...