Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đi xe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đi xe. Hiển thị tất cả bài đăng

Mẹo vặt sửa xe máy không cần dụng cụ

Đang trên đường quốc lộ đồng không mông quạnh, xe đột nhiên mắc phải một vài chứng bệnh, lái xe hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng tay.

Nếu xe chẳng may gặp một vài vấn đề nhỏ như xịt lốp, rơi đệm tay lái..., người lái không có sẵn dụng cụ để sửa chữa có thể khắc phục tạm thời để tiếp tục cuộc hành trình tới điểm sửa chữa.

1. Xịt lốp


Không có bơm, không bộ vá, không săm, không vấn đề gì cả! Cố gắng cạy hở mép lốp tách khỏi vành (la-zăng) xe, sau đó nhồi nhét bất cứ thứ gì không sắc nhọn vào bên trong lốp như cỏ khô, giấy lộn, giẻ rách sao cho đầy lốp có thể. Với cách làm này, người lái có thể lái xe di chuyển ở tốc độ chậm mà không làm cong vênh vành cũng như dằn nát săm và lốp xe.

Read More...

Kỹ năng phanh môtô khi vào cua

Phanh khi vào cua là một trong những kỹ năng quan trọng mà những người lái xe hai bánh cần thành thạo để tránh rủi ro đồng thời giữ được tốc độ cần thiết.

Phanh trước cua - về số - vào cua - tăng tốc trở lại, là kỹ năng mà những người đi xe hai bánh và bốn bánh nói chung được truyền dạy khi vào cua. Đây là cách thức chung và an toàn nhất bởi khi hãm đủ tốc để nghiêng xe vào cua và không chịu tác động của phanh hay ga sẽ tạo sự cân bằng cần thiết để xe ra khỏi cua an toàn. 

Tuy nhiên cũng có một phương pháp khác đó là rà phanh trong khúc cua được gọi là trail braking. Kỹ năng này không được khuyến khích bởi nếu chưa thành thạo, việc bóp hay dẫm phanh "quá tay" sẽ khiến xe mất cân bằng quán tính, giằng ngược lên và thường gây ngã theo kiểu high-siding (người bay lên cao).

Read More...

3 'bệnh' thường gặp ở tay lái xe máy

Đảo, lắc hoặc cứng dẫn đến khó điều khiển. Đó là những “bệnh” mà tay lái xe máy thường hay mắc phải. Nhận ra lỗi và sớm tìm ra nguyên nhân giúp bạn điều khiển xe an toàn hơn.


1. Tay lái cứng, khó điều khiển

Khi gặp chiếc xe có tay lái nặng hoặc cứng, khó điều khiển, bạn nên lần lượt kiểm tra áp suất lốp trước, điều chỉnh lại đai ốc siết ổ bi cổ phốt cho nhẹ hơn và chạy thử xe.



Nếu thấy tay lái vẫn nặng, nên tháo ổ bi cổ phốt ra kiểm tra. Những lỗi tìm thấy có thể là do lòng nồi đựng bi bị khuyết, mòn không đều; Bi rỗ, méo hay loại bi có chất lượng quá kém; Ổ lắp bi bị lệch, nghiêng; Đai ốc khóa không siết chặt, làm côn xoay vào trong lúc bẻ lái, gây kẹt cứng tay lái; Ổ bi thiếu 1-2 viên hoặc bi bị vỡ.

2. Tay lái bị đảo, lắc

Khi xe chạy thấy tay lái bị đảo, lắc là do các nguyên nhân sau:

- Áp lực hơi bánh trước thấp hơn quy định.

- Lốp xe lắp không đều, bị phồng, đảo.

- Vành bị đảo hoặc cong.

- Trục bánh trước hoặc sau siết không chặt.


- Trục càng sau siết chưa đủ chặt hay cao su đệm ở đầu càng bị vỡ.

- Khung xe bị vặn cong.

- Càng sau hoặc giảm xóc trước bị cong, lệch làm cho hai bánh xe không được thẳng hàng.

Khi xử lý những hiện tượng trên, nên làm theo phương pháp loại trừ, từ dễ đến khó, sau mỗi bước đều nên đi thử. Đầu tiên là áp lực bánh xe, sau cùng là cân chỉnh lại khung xe trên máy chuyên dùng.

3. Tay lái bị lạng khi gặp đường xấu

Xe chỉ đảo, lạng đi khi gặp đường gợn sóng, sống trâu hay ổ gà. Đây là lỗi của hệ thống giảm xóc:

- Cặp giảm xóc phía trước không làm việc.

- Cặp lò xo (phía sau hoặc trước) không đều.


- Một bên giảm xóc (trước hoặc sau) bị kẹt.

- Dầu trong xi-lanh của đôi giảm xóc trước không cùng mức.

- Ti (trước hoặc sau) bị cong.

Khi kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới, phải thực hiện đều cả hai bên để đảm bảo độ cân bằng.

Theo TTTĐ/Autodaily

Read More...

Cách xử lý xe máy sau khi lội nước

Phải băng qua những con đường ngập tại Hà Nội vài ngày qua, nhiều xe chết máy phải sửa chữa, từ nhẹ là lau bugi đến nặng là thay ắc-quy hay bộ IC mới.


Không thể đi đường vòng, nhiều xe phải băng qua chỗ ngập. Ảnh: Phương Sơn.

Giải pháp tạm thời để xe có thể vận hành là xả nước trong ống pô, lau chùi bu-gi do các dịch vụ sửa xe lưu động thực hiện. Nhưng nhiều xe chết máy ngay ở đoạn nước sâu, khiến máy bị ngâm lâu trong nước, dẫn đến tình trạng hỏng hóc càng cao. Nếu bị nước thâm nhập, độ nhớt dầu bị giảm khiến việc bôi trơn không tốt, gây mài mòn cơ học. Ở nhiệt độ cao, nước sẽ làm axit hóa nhớt và gây mòn hóa học.

Với những xe tay ga, do cấu tạo đặc biệt, đường ống thông hơi của hộp số tự động thấp nên nước rất dễ lọt vào làm cho dầu máy bị axit hóa chuyển từ màu vàng thông thường sang màu trắng đục.

Thay bugi chỉ là giải pháp tạm thời. Ảnh: Phương Sơn.

Việc cần làm sau khi xe bị ngập nước là thay dầu động cơ, kiểm tra bộ lọc khí, hệ thống điện, đặc biệt với những xe ga sử dụng hệ thống phun xăng điện tử. Ngoài ra cần kiểm tra chế hòa khí và xả hết xăng cũ của bình xăng con, thay bu-gi nếu cần thiết. Thay lọc gió và bộ truyền động cho xe tay ga. Bạc đạn ở hai bánh xe cũng cần được kiểm tra, làm khô và tra mỡ.

Nếu có thể, hạn chế đi vào chỗ ngập nước. Nếu không thể tránh, nên để xe chuyển động ở số thấp, số 1 hoặc số 2 và giữ đều ga. Việc giữ đều ga làm cho nước khó có thể thâm nhập vào được ống xả do hơi đẩy ra ngoài. Nếu xe chết máy, không nên cố khởi động ngay mà tìm chỗ có độ dốc lớn, cố nâng đầu xe lên cao để cho nước trong ống xả thoát ra ngoài. Lau hoặc thay bugi nếu cần thiết. Sau khi thoát nước ngập, trong thời gian ngắn nhất nên mang xe đến cửa hàng sửa chữa và thực hiện những bước trên.

Lương Dũng

Read More...

Nguy cơ tiềm ẩn khi nước vào hộp số xe ga

Những chiếc scooter có gầm thấp, khi đi vào đường ngập nước dễ bị nước tràn vào hộp số, có thể làm hỏng bộ truyền lực.

Vào mùa mưa bão, xe cộ thường xuyên phải đi qua những con đường ngập nước. Và dù nhiều xe ga sau đó vẫn hoạt động bình thường, nhưng sau một thời gian, bộ láp (hay bộ truyền lực cuối) có thể bị ôxy hóa hoặc máy bị kêu do bị nước tràn vào.

Nếu để nước vào hộp đai (hay hộp truyền động) sẽ gây trượt đai, tuy nhiên hiện tượng này chỉ một lúc là hết trượt vì đai chạy nóng sẽ khô nhanh. Về cơ bản, hộp đai rất kín, nếu xe bị ngập cao mới bị nước vào.


Xe lội nước là cảnh thường thấy sau mỗi trận mưa to tại các thành phố lớn. Ảnh: Bá Đô.

Read More...

Kinh nghiệm khi phượt bằng xe máy đường trường

Đối với dân phượt, các hành trình “bụi” chủ yếu được thực hiện bằng xe máy, nên có một quy định về việc tổ chức nhóm và đi lại bằng loại phương tiện này, thiết nghĩ là rất cần thiết để đảm bảo cho thành công của chuyến đi – an toàn và đúng giờ.


Điều đầu tiên khi sử dụng xe máy lưu thông trên đường là bạn phải có giấy phép lái xe theo đúng loại xe mà mình đang sử dụng, phải có Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho xe đó, bắt buộc phải đội nón bảo hiểm cho người ngồi trên xe. Một nhóm xe máy không nên quá 6 chiếc nếu 1 thành viên không có kỹ năng đi nhóm. Chỉ vượt quá 8 chiếc nếu tất cả thành viên đã quen với kiểu đi của nhau. Người nào càng ít kinh nghiệm thì vị trí của người đó càng gần về cuối. Làm như vậy là để người đó không gây tai nạn liên hoàn. 

1. Chốt và dẫn đoàn 

Phải phân công người dẫn đoàn và người chốt đoàn: về nguyên tắc, dẫn đoàn dẫn đường đi và điều phối tốc độ của đoàn (ví dụ: khi có đoạn giới hạn tốc độ tối đa) và tính toán khi nào cả đoàn nên dừng lại như khi đổ xăng, thay quần áo (mưa, rét, nóng), hay các việc khác. Còn chốt đoàn nhằm đảm bảo không ai bị rớt lại đoàn và đảm bảo đoàn đi với khoảng cách đồng đều. Khi có ai tụt lại, chốt đoàn phải tụt lại theo và cùng xe tụt lại đó đi nhanh hơn để bắt kịp đoàn. Chính vì vậy, Cần phân công 2 xe đi cuối thay nhau chốt và giám sát lẫn nhau. 

Read More...

Chia sẻ kinh nghiệm chạy xe máy đường dài

Đầu tiên là xe, phải chăm sóc xe thât kỹ càng trước khi đi, thay nhớt, vỏ ruột mới, nhông sên dĩa mới... nhất là phanh xe.

- Tư thế ngồi xe cũng thật thoải mái nhé.

- Nên dùng nón bảo hiểm loại che cả cằm, loại này tốt hơn, ít ra cũng phải có kính, vì khi chạy tốc độ cao thì những mảnh đá, côn trùng bay mà đập vào mặt thì hơi bị nặng nề đó, đội nón bảo hiểm thôi mà trúng con chuồn chuồn nó cũng nát bét dính trên kính đó. 



- Ngủ gật thì thay đổi tốc độ liên tục, nhai kẹo chevingum hay cái gì trong miệng cũng rất hữu hiệu. Nếu buồn ngủ quá thì tấp vào quán nào đó khóa xe kỹ vô, để chuông điện thoại, uống nước đi vệ sinh gì đó, ngủ khoảng 15-30 phút là tạm đủ sức đi thêm mấy tiếng nữa. Phải bíêt dừng đúng lúc, vụ ngủ gật này tui kinh quá nhiều rồi, xe tui trầy tùm lum là do ngủ gật đó, thử tưởng tượng tông vô con lương, hàng rào, công trường hay cái xe gì trước mặt đi, chết chắc, nhất là sau buổi trưa, khi ăn xong, buồn ngủ khủng khiếp. Nếu bạn là người ngồi sau thì buồn ngủ quá thì áp má vào lưng người trước, mặt quay ra ngoài, tay ôm sát lấy người trước, đừng có ngại, mạng sống quan trọng hơn, đang chạy mà té xuống thì hậu quả khó lường đó.

Read More...

Kinh nghiệm khi chạy xe tay côn

Một số vấn đề khi chạy xe tay côn

Khởi động:


Theo kinh nghiệm của một số người chạy xe lâu năm, xe để nguội chừng vài ba giờ thì lượng nhớt trong máy đểu chảy xuống phía bình chứa nên khi khởi động máy cần để máy ở * ga nhỏ vài ba phút cho nhớt kịp “bơm” lên các chi tiết rồi mới chạy ga lớn mục đích để đảm bảo bôi trơn các chi tiết máy cho máy chạy êm hơn. Một kinh nghiệm nữa về ga-răng-ti là nếu khi máy nguội không có ga-răng-ti có nghĩa là máy đang thiếu xăng (bỏ qua các nguyên nhân khác như dơ su-páp, không kín hơi…) nên đóng vít gió thêm 1 chút theo nguyên tắc gió nhiều (mở ốc gió) thì xăng ít, gió ít (đóng ốc gió) thì xăng vào nhiều hơn. Ngoài việc xem màu bugie thì có thể kiểm tra độ xăng lúc vừa khởi động máy bằng cách mở ốc gió từ từ đến vừa thì dừng cũng là cách khá ổn.

Trước khi vào số nên nẹt pô vài lần cho xăng vào đủ ở bộ chế hoà khí dễ nạp vào buồng đốt làm xe khởi động tốt hơn.

Nguyên tắc chạy xe là khi vừa nổ máy không nên chạy nhanh đột ngột khi máy nguội.

Read More...

Tai nạn thường gặp khi chở trẻ bằng xe máy

Chưa ý thức được các mối nguy hiểm xung quanh nên chỉ một chút sơ xuất của các bậc phụ huynh cũng có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc cho trẻ.

Bỏng pô

Sau thời gian hoạt động dài, pô xe thường khá nóng, nhiệt độ có thể từ 200 – 700 độ C. Sự tiếp xúc dù rất nhanh cũng dẫn tới bỏng. Vị trí thường ở chân khi trẻ lên xuống xe hoặc chạm phải pô trong bãi. Khoảng thời gian tiếp xúc chỉ trong vài giây nên vết bỏng nông ở độ 1 hoặc 2, có thể nổi bỏng nước hoặc tróc lớp da ngoài từng mảng lớn.

Nếu thường xuyên chở trẻ, hãy lựa chọn những loại xe có tấm chắn cách nhiệt, yên sau thấp. Bậc phụ huynh cũng cần thường xuyên nhắc nhở trẻ bình tĩnh cẩn trọng mỗi lần lên xuống xe.


Ảnh: Afamily.

Read More...