Sidecar – Thú chơi tao nhã và phong trần


Chơi xe Sidecar, hay còn gọi là mô tô thuyền là loại mô tô ba bánh đặc chủng của lực lượng vũ trang trước đây, hiện là mốt của dân chơi xe cổ Hà Nội.

Sidecar là loại xe máy ba bánh mà cách đây hơn một, hai chục năm, người ta thường chỉ thấy xuất hiện cùng với hình ảnh những chiến sĩ công an đi làm nhiệm vụ. Ở Việt Nam, người ta đã quen với cái tên xít-đờ-ca, có người còn gọi là mô-tô-ba.

Ban đầu, thú chơi Sidecar chủ yếu ở những người lớn tuổi, từng phục vụ trong quân ngũ quá nặng tình với chiếc xe. Nhưng nay, thú chơi đã lan rộng tới cả những người trung tuổi và lứa thanh niên trẻ. Thoạt nhìn, những tưởng ai mà chẳng lái được Sidecar, nhưng thực chất để được lái Sidecar không hề đơn giản. Thú chơi Sidecar không phải là đua tốc độ mà là sức mạnh chinh phục địa hình, đòi hỏi sự tỉnh táo và khéo léo. Điều khiển Sidecar khó nhất là quẹo phải vào cua, bởi trọng lực khiến xe dễ bị nghiêng và lật. Vì khi vào cua lực ly tâm sẽ dồn sang bên trái nên rất dễ lật xe, vì vậy người điều khiển xe Sidecar khi vào cua phải nghiêng người sang bên phải một chút để bù cho trọng lực bị mất khi dồn sang trái, như vậy sẽ đảm bảo an toàn hơn cho bạn khi vào cua. Chính vì vậy, đi đường xa hay địa hình, phải có người ngồi bên “thuyền” xe hoặc chở theo nhiều đồ đạc để cân bằng xe.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, số người chơi loại xe này không nhiều, bởi tìm mua được một chiếc sidecar không phải là chuyện dễ dàng. Sidecar được chia thành nhiều loại, nhưng nhiều nhất vẫn là Sidecar Ural. Đa số xe hiện nay từ 650 – 750 phân khối, do Nga, Đức, Trung Quốc… sản xuất. Những chiếc như Royal Enfield, mẫu xe Sidecar đầu tiên sản xuất năm 1938 được giới chơi coi là quý hiếm. Trong số các loại xe ba bánh thì Sidecar Ural thông dụng và được nhiều người mê xe “chuộng”. Dòng xe Ural vốn được biết tới như một nét văn hóa Nga truyền thống, những chiếc xe ba bánh với tên gọi Ural từ lâu đã khẳng định đẳng cấp và sức sống mãnh liệt của một trong những dòng xe máy đặc biệt.

Những chiếc xe Ural nguyên bản còn lại ở Việt Nam hiện nay không nhiều. Vì thế, giá của một chiếc Sidecar “xịn” có giá lên tới 250 triệu đồng. Ở Việt Nam, nhưng loại xe này hiện chỉ có số lượng đếm trên đầu ngón tay. Những chiếc xe thông thường khác đã bị thay thế vài phụ tùng thì có giá chừng 100 - 120 triệu đồng. Rẻ nhất là chiếc xe không đủ đồ thì cũng có giá khoảng 40 triệu đồng. Ngay cả những linh kiện, phụ kiện nhỏ lẻ của dòng xe Sidecar cũng có thể lên tới 15 - 20 triệu đồng mà cũng chưa chắc đã đặt mua được hàng chính hãng từ nước ngoài. Thú chơi Sidecar cũng vô cùng, bởi nếu chơi cầu kỳ thì chỉ riêng sơn xe thôi cũng đã 5-10 triệu đồng. Nhưng nếu chơi đơn giản thì cũng là việc sơn xe chỉ mất 3 - 4 triệu đồng là cùng, còn linh kiện khác thì lắp đồ sản xuất trong nước hoặc đồ Trung Quốc thì cũng đỡ tốn kém hơn nhiều.

Ngoài việc sự dụng cho việc đi lại thì Xe Sidecar còn dùng vào việc biểu diễn nghệ thuật, có ba kiểu biểu diễn đó là drip xe, bênh thuyền và bênh thuyền tháo bánh.


Sidecar - loại xe máy ba bánh - mà cách đây hơn một, hai chục năm, người ta thường chỉ thấy xuất hiện cùng với hình ảnh những chiến sĩ công an đi làm nhiệm vụ.


Ban đầu, thú chơi Sidecar chủ yếu ở những người lớn tuổi, từng phục vụ trong quân ngũ quá nặng tình với hình ảnh quá vãng của chiếc xe. Nhưng nay, thú chơi đã lan rộng tới cả những người trung tuổi và lứa thanh niên trẻ.


Xe sidecar tại Việt Nam chủ yếu có hai nhãn hiệu: Ural do Nga sản xuất và Dnepr của Ukraina. Một số ít khác là Jawa của Tiệp Khắc, IZH của Nga; số hiếm và rất đắt tiền là của BMW.


Xe sidecar là loại xe đặc chủng nên cấu tạo của xe khác với loại xe motor thông thường.



Đèn báo, bầu lọc gió cũng được thiết kế đơn giản, cổ điển, lạ mắt.



Logo của hãng xe Ural do Nga sản xuất được thấy nhiều tại Việt Nam nhất.


Thùng xe được nối vào thân xe bằng 2 thanh giằng rất chắc chắn.


Điểm đặc biệt ở xe sidecar là có thêm một chiếc thuyền xe ở bên.

1 nhận xét

Đăng nhận xét